Hội đồng xét xử sơ thẩm trong vụ án dân sự là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

Bài viết trình bày về hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định như sau:

“Điều 63. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.”

Quy định của BLTTDS 2015 về hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành. Tòa án nước ta được chia thành 2 cấp xét xử: cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Cấp xét xử sơ thẩm là cấp đầu tiên tham gia giải quyết vụ việc dân sự. Ở cấp này, để hoạt động xét xử được đảm bảo dân chủ, pháp luật quy định ngoài sự tham gia của Thẩm phán còn có Hội thẩm nhân dân. Pháp luật TTDS quy định: Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt, khi vụ án có nhiều yếu tố gây khó khăn, cản trở cho hoạt động xét xử thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Sở dĩ pháp luật quy định xét xử sơ thẩm cần có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là nhằm đảm bảo tính dân chủ và khách quan trong hoạt động xét xử. Bởi Hội thẩm nhân dân thường là những người am hiểu về những vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp trên thực tế và cơ sở đó đưa ra các quan điểm của mình về việc giải quyết các tranh chấp dân sự đó phù hợp với thực tế, giúp cho giải quyết vụ việc đó được hợp lý, hợp tình.

Mặt khác, đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên, theo khoản 1 Điều 21 BLDS 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.” nếu trong trường hợp họ là người chưa thành niên thì  pháp luật quy định phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em để bảo vệ quyền, lợi ích cho họ.

Đối với các vụ án tranh chấp về lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức sâu hơn, nắm bắt kỹ hơn về pháp luật lao động để giải quyết vụ án được nhanh chóng, công bằng khách quan nhất.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư