Khai mạc phiên tòa xét xử sơ thẩm là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:07 (GMT+7)

Bài viết trình bày về khai mạc phiên tòa.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về khai mạc phiên tòa được quy định như sau:

“Điều 239. Khai mạc phiên tòa

1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.

3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác.

4. Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.

5. Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

6. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

7. Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

8. Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.”

Quy định của BLTTDS 2015 về khai mạc phiên tòa.

Khai mạc phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc tiến hành phiên tòa theo quy định của pháp luật TTDS. Theo đó, khi khai mạc phiên tòa chủ tọa phiên tòa yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa như sau: “ Hôm nay, ngày… tháng…năm Tòa án nhân dân…mở phiên tòa sơ thẩm công khai (không công khai) xét xử vụ án về tranh chấp… thay mặt Hội đồng xét xử, tôi tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Sau khi nghe Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt, Hội đồng xét xử phải vào phòng nghị án thảo luận việc hoãn phiên Tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015.

Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác:

+ Chủ tọa hỏi để các đương sự khai về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi cư trú); nghề nghiệp (nếu đương sự là cá nhân); tên, địa chỉ trụ sở chính (nếu đương sự là cơ quan, tổ chức). Đối với người đại diện hợp pháp của đương sự phải để họ khai về: họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, nơi cư trú, quan hệ với đương sự.

+ Trong trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của đương sự về căn cước có sự khác nhau, thì cần phải xác minh chính xác về căn cước của họ.

Đối với việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác, chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của họ quy định tại Điều luật tương ứng của BLTTDS 2015

Ví dụ: Đối với nguyên đơn quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 70 và 71 BLTTDS 2015.

Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

Đối với trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa, thì khi mở lại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa không đọc lại quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa mà trong thời gian chuẩn bị mở phiên tòa, có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì Tòa án thông báo cho những người quy định tại khoản 2 Điều 220 BLTTDS biết.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư