2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo việc thi hành án và kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời cơ bản đảm bảo vai trò này, tạo sự thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và giúp Tòa án dễ dàng trong việc xem xét áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Bài viết này, Luật Hoàng Anh xin trình bày về biện pháp khẩn cấp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Căn cứ Điều 121 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được quy định như sau:
“Điều 121. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.”
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm hạn chế tài sản bị thất thoát, chuyển dịch cho bên thứ ba. Tài sản đang tranh chấp (tài sản là đối tượng của tranh chấp) là tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào.
Theo đó, Điều 121 BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể về trường hợp áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch về quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp như sau:
- Thứ nhất, nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.
Nếu trong quá trình giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án đến khi giải quyết tranh chấp của các bên đương sự, nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu tài sản có tranh chấp, tức là chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản tranh chấp khi đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản hiện không rõ thuộc về người nào mà họ có những hành vi, hành động cụ thể đó là chuyển giao tài sản đang tranh chấp đó cho người khác hay có thể gọi là bên thứ ba thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi trái pháp luật của họ.
- Thứ hai, nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.
Tương tự như người đang chiếm hữu tài sản, người giữ tài sản đang tranh chấp hay có thể hiểu đó là chủ thể lưu giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản, khi tài sản đó đang trong quá trình tranh chấp mà đang có hành vi chuyển dịch tài sản đó cho người khác thì cơ quan tiến hành có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với họ để ngăn chặn hành vi mà họ đang thực hiện.
Ví dụ: Ông A và bà C đang giải quyết tranh chấp về mua bán ngôi nhà (A là người mua, bà C là người bán) tại Tòa án. Tuy nhiên, khi vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử thì A phát hiện bà C đang bán ngôi nhà đang tranh chấp này cho người thứ ba đó là D. Như vậy, trong trường hợp trên Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp đối với bà C.
Theo quy định tại Điều 112 BLTTDS quy định:
“Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Như vậy, biện pháp cấm dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được Tòa án áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy có hành vi dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác. Khi đã có quyết định của Thẩm phán về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này thì mọi hoạt động chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp đều vô hiệu.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh