2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự được quy định như sau:
“Điều 88. Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự
1. Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.
2. Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.”
Nhằm tránh nguy cơ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ bị vi phạm do không có người đại diện hợp pháp hoặc người đại diện hợp pháp có khả năng sẽ không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật quy định cho Tòa án có thẩm quyền chỉ định người đại diện cho đương sự. Điều này không chỉ cần thiết cho việc bảo đảm quyền lợi cho đương sự mà còn góp phần bảo đảm hiệu quả của việc giải quyết vụ án.
Và hiện nay loại đại diện này tương đối đặc biệt, chỉ xuất hiện và tham gia tố tụng sau khi có quyết định chỉ định của Tòa án. Loại đại diện này chỉ được Tòa án chỉ định trong những trường hợp nếu đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của BLTTDS 2015 này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng. Theo đó:
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Mât năng lực hành vi dân sự là: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Ví dụ: đương sự là trẻ mồ côi, cơ nhỡ không xác định được cha mẹ mình là ai, cũng không có cơ sở tổ chức nào chăm sóc, chăm nom, nuôi dưỡng thì trong trường hợp này, Tòa án cần phải chỉ định một người đủ năng lực, khả năng bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự. Người được Tòa án chỉ định được gọi là người đại diện do Tòa án chỉ định. Họ tham gia tố tụng theo sự chỉ định của Tòa án, thay đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự.
Và tại khoản 2 Điều 88 BLTTDS 2015 cũng là một quy định mới được bổ sung, đó là với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 BLTTDS 2015 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó. Quy định mới này vừa giúp Tòa án thuận lợi hơn trong việc xác định người đại diện của đương sự, vừa giúp đương sự có người đại diện tốt nhất bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh