2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự được quy định như sau:
“Điều 89. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Thông thường, khi một người có tư cách đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thì trong suốt quá trình TTDS tại Tòa án họ sẽ thay đương sự trong phạm vi pháp luật cho phép hoặc trong phạm vi ủy quyền để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì lý do nào đó khiến họ không thể tiếp tục đại diện cho đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự nên tại Điều 89 BLTTDS 2015 quy định rõ người đại diện do pháp luật quy định người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.Theo quy định của BLDS thì tùy tư cách đại diện mà căn cứ chấm dứt đại diện được quy định khác nhau.
Ví dụ, tư cách đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân sẽ chấm dứt khi pháp nhân đó chấm dứt hay nếu là cá nhân thì tư cách đại diện theo pháp luật của cá nhân đó chấm dứt khi người đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc được khôi phục năng lực hành vi dân sự. Nếu đại diện theo ủy quyền theo ủy quyền thì căn cứ chấm dứt tư cách đại diện theo ủy quyền là thỏa thuận của các bên, thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành.
Và căn cứ chấm dứt đại diện theo pháp luật, đại diện theo quy quyền được quy định cụ thể tại Điều 62, Điều 96 và Điều 140 BLDS 2015, cụ thể như sau:
“Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Điều 96. Chấm dứt tồn tại pháp nhân
1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 140. Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh