2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 471 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định như sau:
“Điều 471. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.”
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.
+ Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
+ Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
+ Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
+ Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
+ Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
+ Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III về thẩm quyền của Tòa án theo quy định của BLTTDS 2015 để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 471 BLTTDS 2015, nếu một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền, trình tự của BLTTDS 2015 tức Tòa án đã bắt đầu tiếp nhận vụ việc để xem xét và giải quyết hay có nghĩa đó là việc tòa dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét giải quyết vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức.
Và trong quá trình giải quyết nếu có sự thay đổi các điều kiện phát sinh thẩm quyền của Tòa án làm thay đổi thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, chuyển sang một Tòa án khác của Việt Nam (ví dụ, trường hợp không đúng thẩm quyền quy định tại Chương III Bộ luật TTDS 2015) hoặc Tòa án nước ngoài thì Tòa án quyết định thụ lý đơn kiện ban đầu vẫn phải tiếp tục giải quyết vụ án. Như vậy, theo quy định tại Điều này, thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là không thể thay đổi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh