Kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:58 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 134 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được quy định như sau:

“Điều 134. Kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.”

Quyền kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của BLTTDS 2015, bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình; Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật; Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật; hay cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, tất cả các chủ thể trên họ đều có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc yêu cầu các cơ quan này được thực hiện bằng văn bản, văn bản kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nội dung tương tự như đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự có quyền lợi cần bảo vệ, quy định tại khoản 1 Điều 133 BLTTDS 2015:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;  Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể. Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư