2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 467 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài được quy định như sau:
“Điều 467. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp tổ chức quốc tế tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, quyền miễn trừ thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”
- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. Dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện tổ chức nước ngoài là vấn đề quốc tịch. Tuy nhiên, trong thực tế không phải mọi tổ chức nước ngoài đều được xác định dựa vào tiêu chí quốc tịch, bởi lẽ có những tổ chức nước ngoài hoàn toàn không có quốc tịch hoặc không thể xác định được quốc tịch nhưng không vì thế mà chúng không phải là tổ chức nước ngoài. Về bản chất, khái niệm "tổ chức nước ngoài" phản ánh mối quan hệ pháp lý giữa một tổ chức với một quốc gia cụ thể và tình trạng pháp lý của quan hệ này là tổ chức đó không có quan hệ quốc tịch với quốc gia mà nó đang quan hệ.
- Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
"Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được ủy quyền để thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, ngoại trừ các hoạt động làm phát sinh doanh thu.
- Tổ chức quốc tế là Tổ chức bao gồm các thành viên thuộc hai hoặc nhiều bên quốc tịch hợp thành, có chung tôn chỉ mục đích hoạt động, có cơ quan, bộ máy điều hành chung, có trụ sở và quy chế pháp luật chung để hoạt động.
- Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 như sau: Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Như vậy, đối với chủ thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự là cơ quan, tổ chức nước ngoài, năng lực pháp luật tố tụng dân sự được xác định theo pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà dựa vào đó, cơ quan tổ chức được thành lập. Pháp luật tố tụng nói riêng và pháp luật nói chung chỉ đề cập đến năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà không đề cập đến năng lực hành vi tố tụng dân sự của cơ quan tổ chức nước ngoài vì cơ quan tổ chức thực hiện các quan hệ tố tụng dân sự thông qua chế định người đại diện hợp pháp. Do đó, vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự không được bàn tới đối với các chủ thể là cơ quan, tổ chức nước ngoài. Việc xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh chế định người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài sẽ là căn cứ vào pháp luật quốc gia nơi cơ quan, tổ chức nước ngoài sẽ căn cứ vào pháp luật quốc gia nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập. Cụ thể:
- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập.
Ví dụ: cơ quan, tổ chức được thành lập tại Việt Nam thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.
- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, trường hợp tổ chức quốc tế tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, quyền miễn trừ thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
+ Từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ là từ bỏ quyền đặc biệt mà nước tiếp nhận dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức, nhân viên của cơ quan này đóng tại nước mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh