2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 307 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nghị án và tuyên án được quy định như sau:
“Điều 307. Nghị án và tuyên án
Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục xét xử sơ thẩm.”
Nghị án là hoạt động tố tụng do Hội đồng xét xử thực hiện trong quá trình xét xử vụ án bằng cách Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và quyết định giải quyết các vấn đề có ý nghĩa quan trọng của vụ án.
Tuyên án là tuyên, công bố bản án đã được nghị án thảo luận, theo đó: sau khi trình tự thủ tục tố tụng tại phiên tòa kết thúc, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận và thông qua bản án, rồi trở lại phiên tòa công khai để tuyên án.
BLTTDS 2015 quy định: “Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục xét xử sơ thẩm.”
BLTTDS 2015 quy định đầy đủ trình tự thủ tục nội dung của việc nghị án và tuyên án quy định tại các Điều 264, Điều 265, Điều 266, Điều 267, Điều 268, Điều 269. Cụ thể, thành phần nghị án là các thành viên của HĐXX mới có quyền thảo luận, bàn bạc và ra quyết định. Hội đồng xét xử nghị án tại phòng riêng.
Căn cứ nghị án được quy định cụ thể là dựa trên các chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra xem xét tại phiên tòa, kết quả hỏi và trình bày ý kiến của nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử có quyền trở lại việc hỏi và tranh luận nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án để làm cơ sở pháp lý cho bản án khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
Khi nghị án, Hội thẩm nhân dân ngang bằng với Thẩm phán qua đó để Hội thẩm nhân dân phát huy được quyền năng tố tụng của mình thì việc nghiên cứu hồ sơ phải thực sự nghiêm túc để nắm bắt được các tình tiết của vụ án để không bị động và phụ thuộc vào Thẩm phán; phải xuất phát từ các đặc thù của tranh chấp để có kinh nghiệm thực tiễn giúp cho Hội đồng xét xử nhận thức khách quan, toàn diện về vụ án. Khi nghị án, chủ tọa phiên tòa nêu từng vấn đề để Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định. Tất cả các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Khi phát biểu hoặc khi biểu quyết các Hội thẩm nhân dân phát biểu. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát biểu biểu quyết sau cùng. Thành viên của Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số thì có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa , kết quả việc hỏi tại phiên tòa phải được xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên để quyết định giải quyết vụ án.
Phải có biên bản nghị án ghi lại những ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Thời gian nghị án từ khi kết thúc tranh luận có thể tiến hành ngay, đối với vụ án phức tạp được kéo dài không quá 5 ngày. Quy định này là để đảm bảo thời gian cho Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Vụ án được xác định phức tạp là những vụ án có nhiều người tham gia, các chứng cứ có trong hồ sơ và việc tranh luận tại phiên tòa có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau, tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự mới xuất trình các chứng cứ mới để chứng minh cho yêu cầu. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và những người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết ngày, giờ tháng năm địa điểm tuyên án: nếu Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà đến ngày tuyên án vẫn có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành tuyên án.
Qua nghị án nếu xét thấy có các tình tiết của vụ án chưa được xem xét,việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xét thâm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định quay trở lại việc xét hỏi và tranh luận.
Tuyên án là việc Hội đồng xét xử nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đọc phán quyết nên tất cả mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt ốm đau, bệnh tật…. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích về việc thi hành bản án. Nêu có đương sự không biết tiếng Việt thì ngay sau khi tuyên án, người phiên dịch, dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang ngôn ngữ mà họ biết.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh