Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung nghĩa vụ chịu lệ phí.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nghĩa vụ chịu lệ phí được quy định như sau:

Điều 149. Nghĩa vụ chịu lệ phí

1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.

2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.”

Quy định của BLTTDS 2015 về nghĩa vụ chịu lệ phí.

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.

Khi việc dân sự được Tòa án giải quyết thì Tòa án cũng quyết định nghĩa vụ chịu lệ phí giải quyết việc dân sự. Do bản chất các việc dân sự là không có tranh chấp giữa các bên về tài sản mà là việc Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên hay công nhận một sự kiện pháp lý nào đó, đồng thời các việc dân sự cũng rất phong phú và đa dạng nên nghĩa vụ chịu  lệ phí được xác định tùy theo từng từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.

Lệ phí là số tiền mà Tòa án quyết định đương sự phải nộp khi việc dân sự đã được Tòa án giải quyết. Lệ phí bao gồm lệ phí sơ thẩm và lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự. Ngoài ra, lệ phí còn bao gồm: lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định.

Lệ phí bao gồm có các loại:

+ Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

+ Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Theo đó, người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ, trừ trường hợp không phải chịu lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền lệ phí Tòa án theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Người kháng cáo không phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận; phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ không được Tòa án chấp nhận, ở đây người kháng cáo là người có hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu họ không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.

Quy định cụ thể về mức thu lệ phí theo danh mục án phí, lệ phí Tòa án, cụ thể:

TT

Tên lệ phí

Mức thu

I

Lệ phí giải quyết việc dân sự

1

Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

300.000 đồng

2

 

Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

300.000 đồng

Trường hợp, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí Tòa án thì mỗi người phải chịu 50% mức lệ phí Tòa án.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư