Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:52 (GMT+7)

Bài viết trình bày về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của BLTTDS 2015.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định như sau:

“Điều 75. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;

d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.

4. Khi đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Luật sư xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư;

b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư

c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động;

d) Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều này xuất trình giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân.

5. Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.”

Quy định của BLTTDS 2015 về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Khi tham gia TTDS, nếu cần sự hỗ trợ của người khác để giúp mình bảo vệ quyền, lợi ích trong vụ án trong vụ án dân sự thì đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có thể nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải đủ điều kiện phải có đủ điều kiện do pháp luật quy định được đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khác với người đại diện do đương sự ủy quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng dân sự bằng chính các quyền và nghĩa vụ của mình chứ không bằng quyền và nghĩa vụ của đương sự. Điều này cũng có nghĩa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ giúp đỡ đương sự bằng cách hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ để đương sự thực hiện các quyền và nghĩa của mình chứ không quyết định, không làm thay cho đương sự. Trong TTDS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả đương sự và Tòa án, bới với sự hỗ trợ và giúp đỡ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự sẽ được bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của mình; Tòa án có thể nhìn nhận khách quan vụ án, có quyết định đúng đắn hơn từ những gì mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cung cấp cho Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì vậy, những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

- Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;

- Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn;

- Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

Để bảo đảm sự đúng đắn, hiệu quả trong hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, khoản 3 Điều 75 đã quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 75 BLTTDS 2015, tùy theo từng trường hợp, người đề nghị được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

- Luật sư xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư;

- Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư;

- Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao động;

- Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều này xuất trình giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân.

Thủ tục đăng ký tham gia tố tụng dân sự với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ được hoàn tất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư