Người đại diện là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:53 (GMT+7)

Bài viết trình bày về người đại diện trong hoạt động TTDS.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về người đại diện được quy định như sau:

“Điều 85. Người đại diện              

1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”

Quy định của BLTTDS 2015 về người đại diện.

Người đại diện của đương sự là người tham gia TTDS, thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án. Là người thay mặt đương sự khi đương sự không thể hoặc không muốn trực tiếp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên người đại diện có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và trong việc làm rõ sự thật khách quan của vụ việc dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 BLTTDS 2015 trong TTDS có hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật còn được gọi là đại diện đương nhiên là người mà pháp luật quy định cho rằng họ có tư cách đại diện cho đương sự tham gia TTDS nếu họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Theo đó, tại Điều 74 BLDS 2015 có quy định về pháp nhân như sau:

“Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Người đại diện theo pháp luật được quy định trong BLDS là người đại diện theo pháp luật trong TTDS, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong BLDS là người đại diện theo ủy quyền trong TTDS. Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.  Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền. Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Cá nhân cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong TTDS của người được bảo vệ. Nhưng tuy nhiên trong quan hệ pháp luật hôn nhân, gia đình, quyền kết hôn, quyền ly hôn thuộc quyền nhân thân của chủ thể. Chủ thể quyền phải tự mình xác lập, thực hiện quyền, không được chuyển giao hay ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện quyền, vì vậy đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mà cha, mẹ, người thân thích khác được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật gia đình 2014 thì họ sẽ là người đại diện cho đương sự trong việc ly hôn đó.

Như vậy, theo quy định tại Điều 85 BLTTDS 2015, cơ sở pháp lý phát sinh tư cách đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền là khác nhau. Nếu người đại diện theo pháp luật phát sinh từ quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc theo cơ chế bảo hộ thì người đại diện theo ủy quyền phát sinh từ trên sự kiện có hợp đồng ủy quyền của hai tham gia trong quan hệ TTDS.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư