Người phiên dịch là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:52 (GMT+7)

Bài viết trình bày về người phiên dịch trong hoạt động TTDS.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về người phiên dịch được quy định như sau:

“Điều 81. Người phiên dịch

1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

2. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.

Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.”

Quy định của BLTTDS 2015 về người phiên dịch.

Theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 20 BLTTDS, tiếng nói, chữ viết dùng trong TTDS là tiếng Việt, chữ Việt. Tuy nhiên thực tế cho thấy, người của các dân tộc có thể đều tham gia TTDS. Mặt khác, với chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhiều người của quốc gia khác đến Việt Nam tạo lập các mối quan hệ xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy người phiên dịch sẽ là cầu nối ngôn ngữ cho các bên chủ thể hiểu yêu cầu, mong muốn và ý định của nhau. Nói một cách cụ thể hơn, người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra Tiếng việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng tiếng Việt. Họ tham gia tố tụng trên cơ sở được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.

Trường hợp người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch. Nếu chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe nói, biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích đó có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư