Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động TTDS.

Hội thẩm là một chức danh tố tụng, là người thực hiện hoạt động xét xử ở Tòa án. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm trong việc giải quyết vụ việc dân sự trong hoạt động tố tụng như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 49 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân được quy định như sau:

“Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa.

2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.

3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự.

4. Tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.”

2. Quy định của BLTTDS 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân.

Sự hiện diện của Hội thẩm nhân dân trong xét xử và kết quả hoạt động của hội thẩm lại càng thêm khẳng định rằng, nhân dân luôn phải có có tiếng nói của mình trong hoạt động tư pháp, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Hội thẩm là người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nên Hội thẩm cũng là một chức danh tố tụng. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với TAQS quân khu và tương đương, TAQS khu vực. Ở TANDTC, TANDCC, TAQS trung ương không có Hội thẩm tham gia xét xử.

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc việc xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, tự chủ trong quá trình xét xử vụ án để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận mà không phụ thuộc vào các thành viên khác trong hoạt động xét xử, như vậy sẽ thể hiện tính khách quan, công bằng trong hoạt động xét xử của vụ án hình sự,tránh bỏ lọt tội phạm và oan sai người vô tội; pháp luật cũng nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân, can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào ( quy định tại Điều 7,8 và 9 Luật tổ chức TAND 2014).

Hội thẩm được phân công giải quyết vụ án dân sự tại cấp sơ thẩm có những nhiệm vụ và quyền hạn như:

Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Hội thẩm cũng có nhiệm vụ và quyền hạn đó chính là nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Vậy hồ sơ vụ án là gì? Đó là tập hợp các văn bản (tài liệu) do các cơ quan tiến hành tố tụng lập theo quy định của pháp luật trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng đắn. Mỗi tài liệu chứa đựng một hoặc nhiều thông tin liên quan chặt chẽ với nhau phản ánh nội dung vụ án. Và vì Hội thẩm và Thẩm phán làm việc độc lập và tuân theo pháp luật chính vì vậy cả hai chủ thể đều tham gia xét xử vụ án, nghiên cứu vụ án cần có sự tìm hiểu về vụ án thông qua các tài liệu chứng, chứng minh như vậy họ sẽ có những định hướng, nền tảng ban đầu để có thể giải quyết và xét xử vụ án một cách công bằng và nhanh chóng nhất, để tránh gây mất thời gian cho các bên khi tham gia vào giải quyết vụ án dân sự.

Và trước khi nghiên cứu vụ án, trước hết Hội thẩm nhân dân cần làm rõ một số vấn đề như:

+ Kiểm tra hồ sơ có đúng là hồ sơ vụ án (hoặc các hồ sơ vụ án) của phiên tòa mà mình được phân công tham gia xét xử không; đảm bảo đúng thủ tục và tính an toàn trong công tác giao nhận hồ sơ vụ án khi nghiên cứu hồ sơ;

+ Xem qua hồ sơ vụ án để xác định Hội thẩm nhân dân có thuộc trường hợp bị thay đổi người tiến hành tố tụng không;

+ Xác định mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, xác định các loại tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nắm bắt được diễn biến của vụ việc, nội dung các tình tiết và hệ thống các chứng cứ của vụ án, để từ đó có hướng giải quyết vụ án đúng pháp luật;

Thứ hai, đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.

Thứ ba, tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự.

Thứ tư, tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư