Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên trong hoạt động TTDS là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên trong hoạt động TTDS.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 59 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên được quy định như sau:

“Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên

Khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên.

2. Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát.

3. Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.”

Quy định của BLTTDS 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên.

Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng dân sự mới được bổ sung vào BLTTDS 2015.

Kiểm tra viên là một chức danh của ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2005, nhưng chỉ khi Luật Tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực (01/6/2015) thì Kiểm tra viên mới là chức danh tư pháp, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng VKSND.

Khoản 4, khoản 5 Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm tra viên như sau:

“4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;

b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;

c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.

5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, nhiệm vụ của Kiểm tra viên chủ yếu là giúp việc cho Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.Tất cả những việc họ được làm đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Kiểm sát viên hoặc chịu sự phân công từ Viện trưởng nên họ sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên là trước các Kiểm sát viên và Viện trưởng. Điều này cho thấy thẩm quyền của họ chỉ bó gọn trong những phần việc được giao mà không được phép chủ động thực hiện bất kì một nhiệm vụ nào nếu chưa được sự đồng ý của những người mà họ giúp việc. Đây là những quy định chung nhất về thẩm quyền của Kiểm tra viên.

Trong BLTTDS 2015, Kiểm tra viên là người hỗ trợ kiểm sát viên, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như:

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên.

- Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát.

- Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Kiểm tra viên mặc dù mới được quy định cụ thể về thẩm quyền trong Luật tổ chức Viện kiểm sát và các Bộ luật chuyên ngành nhưng điều đó khiến cho Kiểm tra viên được tham gia vào các hoạt động tố tụng một cách đầy đủ và đảm bảo hơn trong một nên tố tụng ngày càng đòi hỏi nâng cao về tất cả các mặt. Điều đó cũng đảm bảo pháp luật tố tụng được thực thi một cách chặt chẽ, chính xác nhằm đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người và qua đó sẽ giúp nâng cao được vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân dân trong hệ thống tư pháp.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư