Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động TTDS là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động TTDS theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán là một chức danh tố tụng, là người thực hiện hoạt động xét xử ở Tòa án. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được quy định rõ trong BLTTDS 2015.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được quy định như sau:

“Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

2. Lập hồ sơ vụ việc dân sự.

3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

5. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.

6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.

8. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.

9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.

10. Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

11. Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt

động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

12. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.

13. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.

14. Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

2. Quy định của BLTTDS 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán.

Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự là người được Chánh án phân công, là một chức danh tư pháp chuyên nghiệp và được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể do pháp luật quy định, cụ thể:

 - Thứ nhất, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí; Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí; Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí;

- Thứ hai, lập hồ sơ vụ việc dân sự;

- Thứ ba, tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này;

- Thứ tư, quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe. thu thập chứng cứ, bảo vệ bằng chứng, bảo vệ hiện trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự;

 - Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết;

- Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này;

- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết;

- Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp;

- Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự;

-  Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

-  Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này;

-Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;

- Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này;

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư