2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thẩm tra viên là một trong những người tiến hành tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên được quy định cụ thể trong BLTTDS năm 2015 như sau:
Căn cứ Điều 50 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên được quy định như sau:
“Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án.
3. Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
4. Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”
Điều Luật mới được xây dựng trong BLTTDS 2015, BLTTHS 2004 chưa có quy định về chức danh Thẩm tra viên. Điều luật này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên.
“Thẩm tra” được hiểu là kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi.
Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên. Thẩm tra viên có các ngạch: Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án TANDTC. Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật được quy định tại khoản 5 Điều 93 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Khi được phân công tiến hành tố tụng đối với các vụ việc dân sự, Thẩm tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tức là sau khi bản án đã được xét xử, Thẩm tra viên sẽ có nhiệm vụ, trách nhiệm kiểm tra lại xem bản án, quyết định đó của Tòa án đã đúng hay chưa? Có sự sai sót mà chưa phát hiện ra trong hoạt động tố tụng hay không, kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục của cơ quan tiến hành tố tụng xem đã đúng trình tự và chuẩn xác hay chưa? Việc thẩm tra lại hồ sơ vụ việc, quyết định của Tòa án có ý nghĩa giúp rà soát lại quá trình tố tụng vụ án, giúp nâng cao và bảo đảm quyền con người, vì Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của các bên khi tham gia vào quan hệ dân sự. Chính vì vậy, nên trong hoạt động tố tụng cần phải có sự xem xét và kiểm tra một cách chính xác, để tránh sự sai sót đối với các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án. Sau khi, đã có sự thẩm tra, kiểm định lại vụ án mà không có sự sai sót nào thì Thẩm tra viên phải có bản kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
- Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này
Từ những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên ta thấy Thẩm tra viên là một chức danh được làm các công việc tiến hành tố tụng dân sự do Chánh án phân công, hỗ trợ Thẩm phán thực hiện các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự. Với sự xuất hiện mới của Thẩm tra viên trong hoạt động TTDS, chắc chắn hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án sẽ có hiệu quả, đúng đắn và nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh