2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thư ký Tòa án là người thực hiện các công việc liên quan đến hỗ trợ điều hành phiên tòa xét xử, hỗ trợ các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền của Tòa án. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Toà án như sau:
Căn cứ Điều 51 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”
Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân Luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án. Thư ký Tòa án có các ngạch: Thư ký viên, Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ: Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của Luật tố tụng; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án, quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật tổ chức TAND 2014:
“Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.”
Ngoài ra cũng có thể hiểu, Thư ký Tòa án là người thực hiện các công việc liên quan đến hỗ trợ điều hành phiên tòa xét xử, hỗ trợ các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi được phân công tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
- Phổ biến nội quy phiên tòa.
- Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa. Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập theo giấy triệu tập của họ kết hợp với việc kiểm tra giấy tờ tùy thân (Giấy chứng minh nhân dân, Giấy chứng minh quân nhân, Hộ chiếu phổ thông).; nếu có người vắng mặt phải nêu rõ lý do.
- Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng. Thư ký ghi biên bản phiên tòa: Biên bản phiên tòa là văn bản tố tụng thể hiện toàn bộ diễn biến phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Biên bản phiên tòa là một trong những tài liệu quan trọng giúp cho Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xem xét lại quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ việc dân sự. Yêu cầu của việc ghi biên bản phiên tòa là phải đầy đủ khách quan diễn biến của phiên tòa. Và Thư ký Tòa án sẽ là người ghi lại biên bản phiên tòa đó, trong biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa, các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản. Và sau khi kết thúc phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa ký vào biên bản đó. Đây là thủ tục bắt buộc. Vì vậy, Chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký cùng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và khách quan của những nội dung được thể hiện trong biên bản phiên tòa.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh