2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 439 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam được quy định như sau:
“Điều 439. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
3. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
4. Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật này.
5. Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
6. Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
7. Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh Nhà nước ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án.
Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó. Quyết định mang tính cá biệt, chỉ áp dụng đối với một hoặc một số cá nhân hoặc trong một trường hợp cụ thể: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Quyết định tuyên bố 1 người mất tích, Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, tại Điều 439 BLTTDS 2015 đã liệt kê các trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành, cụ thể như sau:
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
Tòa án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật. Theo pháp luật tố tụng dân sự nói chung, bản án, quyết định sau khi được Tòa án tuyên thì phải có một thời hạn nhất định để các bên hoặc các cơ quan liên quan thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị. Nếu sau khoảng thời gian đó mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định của Tòa án mới phát sinh hiệu lực pháp lý. Quyền kháng cáo, kháng nghị hoàn toàn có khả năng làm thay đổi trình tự tố tụng và do đó, có khả năng làm thay đổi toàn bộ nội dung bản án, quyết định dân sự. Do vậy, việc không công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chưa có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự cũng như tính thống nhất của quá trình giải quyết vụ án. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không thể được công nhận tại các quốc gia khác nếu bản thân chúng chưa có hiệu lực pháp lý tại chính quốc gia nơi có Tòa án tuyên các phán quyết đó.
- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người phải thi hành. Sự vắng mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người phải thi hành là căn cứ để hoãn phiên tòa. Việc vắng mặt của người phải thi hành tại phiên tòa có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Tuy nhiên, nếu người phải thi hành vắng mặt không phải lỗi của họ cũng không phải do nguyên nhân khách quan mà do không được triệu tập hợp lệ nhưng Tòa án vẫn tiến hành phiên họp xét xử là biểu hiện của sự vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người phải thi hành vắng mặt do không được triệu tập hợp lệ là có căn cứ.
- Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó theo quy định tại Điều 440 của BLTTDS 2015: “Tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định mà bản án, quyết định đó đang được xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó trong những trường hợp sau đây:
1. Vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này.
2. Vụ việc dân sự quy định tại Điều 469 của Bộ luật này nhưng có một trong các điều kiện sau đây:
a) Bị đơn tham gia tranh tụng mà không có ý kiến phản đối thẩm quyền của Tòa án nước ngoài đó;
b) Vụ việc dân sự này chưa có bản án, quyết định của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành;
c) Vụ việc dân sự này đã được Tòa án nước ngoài thụ lý trước khi Tòa án Việt Nam thụ lý.”
- Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định.
Theo đó, Tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự.
- Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
- Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu nội dung của chúng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là một thuật ngữ được sử dụng trong khá nhiều các quy định nhằm mục đích mở rộng tối đa phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Chúng ta có thể hiểu là các nguyên lý cơ bản nhằm duy trì và đảm bảo một trật tự pháp lý mà hệ thống pháp luật Việt Nam hướng tới trên cơ sở các quy phạm đạo đức, đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống của người Việt Nam. Do vậy, việc không công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam mà việc công nhận trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là một cách thức để Việt Nam bảo lưu, duy trì và bảo đảm trật tự công của mình
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh