2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh được quy định như sau:
“Điều 92. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.”
Việc chứng minh trong vụ án dân sự được thực hiện dựa trên các tình tiết, sự kiện. Về cơ bản, mọi tình tiết, sự kiện được sử dụng trong vụ án dân sự đều phải được chứng minh. Tuy nhiên, đối với những tình tiết, sự kiện đã được thừa nhận, tính xác thực của nó đã được mặc định thì không cần phải chứng minh. Đó là các trường hợp sau:
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận. Tức là những tình tiết, sự kiện này đã xảy ra trong thực tế và hậu quả của tình tiết, sự kiện này có thể gây thiệt hại cho một trong các đương sự. Nếu thiệt hại xảy ra từ các sự kiện, tình tiết này thì không cần phải chứng minh.
Ví dụ: thiên tai (mưa gió, bão lụt…), hỏa hạn, khủng bố, chiến tranh
- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là khi bản án, quyết định được Tòa án nhân dân tuyên, đã có hiệu lực pháp luật có nghĩa bản án, quyết định đó phải được cơ quan, tổ chức cá nhân tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành, và đương nhiên trong trường hợp có những tình tiết liên quan đến một vụ án khác thì những tình tiết, sự kiện trong bản án, quyết định đó không phải chứng minh, bởi nó đã được chứng minh bởi Tòa án có thẩm quyền.
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
Khi một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự khi đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh. Và đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh