2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) những trường hợp không được làm người đại diện được quy định như sau:
“Điều 87. Những trường hợp không được làm người đại diện
1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
3. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.”
Người đại diện của đương sự là người tham gia TTDS, thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án. Vì vậy, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự, pháp luật đã dự liệu những trường hợp mà theo đó, nếu một số chủ thể trở thành người đại diện tức họ đã tham gia vào quá trình vụ việc dân sự mà lại thay mặt cho một đương sự khác trong vụ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự thì sẽ gây nên những bất lợi cho chính đương sự mà họ đại diện. Trong những trường hợp đó, các đối tượng này không thể làm người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền cho đương sự. Một người sẽ không được làm người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền cho đương sự khi:
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện. Quy định này nhằm bảo đảm thống nhất về ý chí và quyền lợi giữa người đại diện và người được đại diện, hay nói cách khác người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, nếu một người đại diện pháp luật trong TTDS cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc thì người đó cũng không thể là người đại diện theo pháp luật.
- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
Đối với các chủ thể là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an do công việc của họ liên quan trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ án, việc để họ làm người đại diện cho đương sự trong các vụ việc dân sự sẽ dẫn đến việc thiếu công minh, khách quan trong quá trình giải quyết vụ việc. Chính vì thể, Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh