2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo đảm tính vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự. Nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì họ không được tiến hành tố tụng. Việc thay đổi do người tiến hành tố tụng từ chối tiến hành tố tụng hoặc do có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền do BLTTDS 2015 quy định.
Căn cứ Điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định như sau:
“Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Người tiến hành tố tụng dân sự là người được sử dụng quyền lực nhà nước để ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự nên dễ dẫn đến hiện tượng người tiến hành tố tụng dân sự lạm quyền trong quá trình giải quyết vụ án. Mặt khác, người tiến hành tố tụng dân sự là người thay mặt Nhà nước ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự nên quyết định của họ phải thật khách quan, công tâm, hợp tình, hợp lý. Chính vì vậy, nếu người tiến hành tố tụng dân sự rơi vào những tình huống, hoàn cảnh hay có những căn cứ để làm cho hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của họ không được khách quan, công tâm, chính xác nữa thì bản thân họ phải nhận thức được và từ chối tiến hành tố tụng. Nếu họ không từ chối tiến hành tố tụng thì họ sẽ bị chủ thể khác yêu cầu thay đổi.
Điều luật quy định: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là những người được quy định tại khoản 2 Điều 46 BLTTDS 2015, cụ thể:
“2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.”
Trong BLTTDS 2015, cụ thể tại Điều 52 pháp luật quy định người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Thứ nhất, họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
+ Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. (khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015).
+ Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
+ “Người thân thích” trong trường hợp này là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
- Thứ hai, họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Ví dụ như: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý;
+ Người giám định: Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.
+ Người giám định: là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
+ Người phiên dịch: là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
- Thứ ba, có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Những căn cứ này có thể là mối quan hệ mật thiết giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với những người có lợi ích trong vụ án đó như quan hệ về công vụ, kinh tế… thậm chí có mâu thuẫn quan trọng với những người đó.
Như vậy, để đảm bảo công bằng, toàn diện khách quan trong vụ việc dân sự, BLTTDS 2015 đã quy định rất chặt chẽ và chi tiết những trường hợp phải thay đổi và từ chối người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, sao cho bảo đảm quyền công bằng của đương sự trong quá trình tham gia vào hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp giữa hai bên trong quan hệ dân sự.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh