2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về phạm vi khởi kiện được quy định như sau:
“Điều 188. Phạm vi khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.”
Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một vụ án dân sự. BLTTDS 2015 quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự Tòa án giải quyết vụ việc theo yêu cầu của đương sự, không giải quyết vượt quá yêu cầu hoặc không đầy đủ yêu cầu của đương sự.
- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của BLTTDS năm 2015 thì “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Theo quy định này thì trong vụ án dân sự nói chung, đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) có quyền quyết định phạm vi yêu cầu để Tòa án xem xét, giải quyết. Đồng thời Tòa án chỉ xem xét giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện của đương sự. Như vậy, phạm vi khởi kiện của đương sự được thể hiện trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập. Thẩm phán khi được phân công giải quyết vụ án phải xác định đúng và đầy đủ yêu cầu của đương sự trong vụ án.
Ví dụ: bên A cho bên B thuê 1 căn nhà và 1 Ki ốt bán hàng, quá thời hạn thuê, bên B không trả nhưng bên A chỉ yêu cầu bên B trả 01 Ki ốt bán hàng thì Tòa án chỉ giải quyết phần hợp đồng cho thuê 01 Ki ốt bán hàng, không giải quyết hợp đồng cho thuê 01 căn nhà nêu trên.
Các yêu cầu liên quan đến nhau là những yêu cầu phát sinh từ một quan hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau và được giải quyết trong cùng một vụ án dân sự. Trong trường hợp đương sự khởi kiện về những yêu cầu không liên quan đến nhau thì Tòa án phải thụ lý giải quyết các yêu cầu của họ trong những vụ án riêng.
Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp dân sự thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định rõ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố. Trường hợp đương sự không rõ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố thì Tòa án cần có trách nhiệm làm rõ yêu cầu của đương sự.
Việc áp dụng quy định về phạm vi khởi kiện được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo hướng dẫn sau:
“Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác;
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Đồng thời, A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng trên đất đó.
b) Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc B phải trả nợ 100 triệu đồng. Đồng thời, A còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại chiếc xe ôtô mà B thuê của A do đã hết thời hạn cho thuê.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh