Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)

Bài viết trình bày về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử.

Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là thực hiện kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS). Tại Khoản 4 Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định về việc tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật và tại Điều 262 BLTTDS quy định phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, trong đó: Phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, người tham gia tố tụng kể từ khi thụ lý đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết nội dung vụ án.Việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm là rất quan trọng để Hội đồng xét xử xem xét, quyết định trước khi tuyên án và được làm căn cứ để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị sau phiên toà.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) phát biểu của Kiểm sát viên được quy định như sau:

“Điều 262. Phát biểu của Kiểm sát viên

Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.”

Quy định của BLTTDS 2015 về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Tiếp tục thực hiện nguyên tắc “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự” là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự. Nguyên tắc này xuất phát từ nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta (ở đây là quyền lực tư pháp). Việc quy định này có mở rộng phạm vi Viện kiểm sát tham gia các vụ việc dân sự, đảm bảo bản án quyết định ban hành đúng pháp luật, giảm thiểu những vụ việc cải sửa, hủy án như hiện nay.

Theo quy định nêu trên, nếu vụ án thuộc trường hợp VKSND cùng cấp tham gia phiên tòa thì sau khi Tòa án cùng cấp chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp nghiên cứu hồ vụ việc. Viện trưởng VKS cùng cấp sẽ phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ: Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đề xuất hướng giải quyết vụ án trên với Viện trưởng VKS; khi được Viện trưởng VKS thống nhất về đường lối giải quyết vụ án thì tại phiên tòa sau khi kết thúc phần tranh luận, Kiểm sát viên sẽ phát biểu ý kiến của mình, nội dung văn bản phát biểu ý kiến yêu cầu Kiểm sát viên phải phân tích nội dung vụ án, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện các chứng cứ của vụ án, đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan để đề xuất hướng giải quyết vụ án: Chấp nhận toàn bộ hay một phần hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự...; đồng thời phát biểu việc chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia tố tụng gồm: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký và các đương sự vào quá trình giải quyết vụ án. Bài phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa được xem như một trong các căn cứ để Hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án.

Theo quy định tại Điều 262 BLTTDS, về thời điểm phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên là khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong (bao gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự) trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án thì Kiểm sát viên“phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án”. Việc Kiểm sát viên phát biểu ý kiến nhưng không cho các đương sự có ý kiến đối đáp với phát biểu này, là không đảm bảo quyền tranh tụng của các đương sự. Bởi vì đây cũng là ý kiến liên quan đến nội dung vụ án, cùng là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử phán quyết về tố tụng, nội dung vụ án. Vì vậy, nội dung điều luật quy định trên là không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của BLTTDS, tại Điều 21 BLTTDS 2015 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, theo đó Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Nên Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết nội dung vụ án là vượt quá phạm vi các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nêu trên.

Theo quy định tại Quyết định số 120/QĐ-TANDTC, ngày 19/ 6/ 2017 của Chánh án TANDTC “Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân” thì khi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc nhưng ra bản án hoặc quyết định bị sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan vượt quá quy định nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật thì bị xử lý trách nhiệm theo Quy định này; cụ thể: Bị kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị; tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao; bố trí làm công việc khác; chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại hoặc không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán… Đây là khoảng trống của VKS cùng cấp trong quá trình tham gia tố tụng tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm cũng như trách nhiệm của VKS, Kiểm sát viên trong thực thi công vụ, nhiệm vụ.

Và ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư