Quy trình thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:06 (GMT+7)

Bài viết trình bày về thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 235 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa được quy định như sau:

“Điều 235. Thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa

1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

2. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản.

3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.”

Quy định về thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bản án, quyết định Tòa án?

Tiêu chí

Bản án

Quyết định của Tòa án

Khái niệm

Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án.

Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó

Mục đích

Ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án.

Để công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó

Phân loại

Bản án có thể có chia theo từng lĩnh vực cụ thể: bản án dân sự, hình sự, hành chính…

Theo cấp xét xử, bản án gồm 2 loại: bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm.

Quyết định mang tính cá biệt, chỉ áp dụng đối với một hoặc một số cá nhân hoặc trong một trường hợp cụ thể: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Quyết định tuyên bố 1 người mất tích, Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự...

Thẩm quyền ban hành

Tòa án nhân dân các cấp

Tùy thuộc vào mục đích của ban hành Quyết định mà sẽ có các chủ thể có thẩm quyền ban hành khác nhau. Họ có thể là thẩm phán, chánh án tòa án,...

Ví dụ: Khoản 3 Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai tại phiên tòa…”.

Căn cứ pháp lý ban hành bản án

Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP đối với tố tụng dân sự;

Hiệu lực

Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

 

Thực hiện nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, tại phiên tòa mọi vấn đề liên quan đến vụ án đều phải được Hội đồng xét xử thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Việc giải quyết vụ án của Tòa án có thể được thể hiện trong bản án hoặc quyết định. Bản án, quyết định của Hội đồng xét xử có thể được thông qua tại phòng xử án hoặc trong phòng nghị án; bằng văn bản hoặc bằng miệng theo quy định của BLTTDS.

Bản án sơ thẩm là văn kiện được tuyên nhân danh Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có hiệu lực của pháp luật phải được cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Bản án kết thúc toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử, xác định những vấn đề chủ yếu mà vụ án cần giải quyết.Bản án giúp cho mọi người nhận thức rõ đường lối và pháp luật được vận dụng vào thực tiễn. Bản án là công cụ bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.Bản án cũng có tác dụng giáo dục đương sự, giáo dục quần chúng tin tưởng vào hoạt động xét xử, nâng cao ý thức pháp luật.

Các quyết định sau đây của Hội đồng xét xử được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án bằng cách biểu quyết theo đa số, quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Trong những trường hợp này, Hội đồng xét xử phải lập thành biên bản nghị án và ra quyết định bằng văn bản. Sau khi quyết định, Chủ tọa phiên tòa công bố công khai trong phòng xử án.

Các quyết định khác như hoãn phiên tòa, giải quyết yêu cầu của người tham gia tố tụng được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Khi cần quyết định, Chủ tọa phiên tòa trao đổi lại với các thành viên khác trong Hội đồng xét xử ngay tại bản và ra quyết định bằng miệng không phải lập thành văn bản. Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đó. Quyết định của Hội đồng xét xử trong trường hợp này phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Như vậy, mọi quyết định tại phiên tòa đều phải được công khai tại phiên tòa, trước tất cả các chủ thể, đảm bảo yếu tố minh bạch, công khai.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư