2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 500 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định như sau:
“Điều 500. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;
d) Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;
đ) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.”
Tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định về khái niệm khiếu nại như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 499 BLTTDS năm 2015 thì “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đều có thể trở thành đối tượng bị khiếu nại trong tố tụng dân sự. Như vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, trường hợp có quyết định, hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có thể bị khiếu nại. Điều kiện cần và đủ để quyết định, hành vi bị khiếu nại khi và chỉ khi nó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong mỗi hoạt động tố tụng mà pháp luật có sự quy định khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, những gì được làm và không được làm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Tòa án; Viện kiểm sát. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng có các quyền và nghĩa vụ. Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Nghĩa vụ là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện thì Nhà nước buộc phải áp dụng bằng mọi biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, về quyền của người khiếu nại, cụ thể:
Người khiếu nại có các quyền sau đây:
+ Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
+ Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
+ Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, về nghĩa vụ của người khiếu nại, cụ thể:
Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;
+ Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh