2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 220 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định như sau:
“Điều 220. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện quy định tại Điều 187 của Bộ luật này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết (nếu có);
e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
i) Họ, tên người được triệu tập tham gia phiên tòa.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.”
Quyết định đưa vụ án ra xét xử kết thúc giai đoạn tố tụng chuẩn bị xét xử và bắt đầu giai đoạn tố tụng tiếp theo: xét xử vụ án tại phiên tòa. Thẩm quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thuộc Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Tên Tòa án ra quyết định xét xử;
- Vụ án tranh chấp được đưa ra xét xử là vụ án nào;
- Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự quy định tại Điều 187 của BLTTDS 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết (nếu có);
- Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
- Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
- Xét xử công khai hoặc xét xử kín. Theo đó, Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn BLTTDS 2015 quy định, bảo đảm công bằng. Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.
- Họ, tên người được triệu tập tham gia phiên tòa ví dụ: người phiên dịch, người làm chứng..
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.
Ngoài ra, quyết định đưa vụ án ra xét xử còn được quy định tại Điều 26 nghị quyết Số: 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quy định như sau:
“Điều 26. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 195 của BLTTDS và theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được ban hành chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày mở phiên tòa.
2. Để không phải hoãn phiên tòa và bảo đảm đúng quy định của BLTTDS, trong trường hợp Hội thẩm nhân dân được phân công tham gia xét xử không tiếp tục tham gia xét xử được sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì đồng thời với việc phân công Hội thẩm nhân dân chính thức, cần phân công Hội thẩm dự khuyết và cùng ghi họ tên Hội thẩm dự khuyết vào quyết định đưa vụ án ra xét xử.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Tòa án ra quyết định, không phân biệt vụ án đó Viện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên toà hay không.
Trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà, thì Toà án gửi hồ sơ vụ án dân sự cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01-8-2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh