2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về quyết định giải quyết việc dân sự được quy định như sau:
“Điều 370. Quyết định giải quyết việc dân sự
1. Quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
d) Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
h) Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
i) Quyết định của Tòa án;
k) Lệ phí phải nộp.
2. Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Việc gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
3. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.
4. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.”
Khi chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự thì Tòa án tiến hành giải quyết và ra quyết định giải quyết việc dân sự. Quyết định giải quyết là phán quyết của Tòa án về một việc dân sự cụ thể căn cứ vào yêu cầu giải quyết việc dân sự của người yêu cầu. Quyết định giải quyết việc dân sự có ý nghĩa quan trọng, nó là căn cứ pháp lý để các bên liên quan đến việc dân sự được yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ vào đó mà thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định giải quyết việc dân sự;
+ Tên Tòa án ra quyết định giải quyết việc dân sự;
+ Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
+ Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
+ Quyết định của Tòa án;
+ Lệ phí phải nộp sau khi Tòa án ra quyết định giải quyết việc dân sự. Lệ phí là số tiền mà Tòa án quyết định đương sự phải nộp khi việc dân sự đã được Tòa án giải quyết. Lệ phí bao gồm lệ phí sơ thẩm và lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự. Ngoài ra, lệ phí còn bao gồm: lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định.
Đối với Viện kiểm sát thì ngay từ đầu Tòa án đã phải chuyển hồ sơ về việc dân sự cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Viện kiểm sát cũng tham gia vào quá trình phiên họp giải quyết việc dân sự và trình bày ý kiến đối với việc dân sự được yêu cầu giải quyết. Vì thế, ngay khi Tòa án ra quyết định về việc giải quyết việc dân sự thì gửi quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp. Tòa án cũng gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền, người yêu cầu giải quyết việc dân sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc quyết định đó trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.
Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTDS 2015: “Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.”
Có thể thấy rằng các quy định này nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch của quyết định giải quyết việc dân sự, đảm bảo tất cả mọi người đều thuận lợi biết về phán quyết của Tòa án cũng như thực hiện việc hiện đại hóa các hoạt động tố tụng của Tòa án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh