2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 499 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại được quy định như sau:
“Điều 499. Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Bộ luật này.”
Tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định về khái niệm khiếu nại như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Theo khoản 1 Điều 499 BLTTDS năm 2015 thì “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đều có thể trở thành đối tượng bị khiếu nại trong tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 46 BLTTDS 2015 các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Tòa án; Viện kiểm sát. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Như vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, trường hợp có quyết định, hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có thể bị khiếu nại. Điều kiện cần và đủ để quyết định, hành vi bị khiếu nại khi và chỉ khi nó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong mỗi hoạt động tố tụng mà pháp luật có sự quy định khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, những gì được làm và không được làm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Ví dụ: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50, 51, 57, 58, 59 BLTTDS năm 2015. Theo đó khi tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định. Trường hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà có quyết định, hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì có thể bị khiếu nại. Cụ thể, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có đương sự vắng mặt trong phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ nhưng thẩm phán không thông báo kết quả phiên họp cho đương sự vắng mặt biết theo quy định tại khoản 3 Điều 210 BLTTDS năm 2015 mà tiếp tục đưa vụ án ra xét xử. Khi nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử đương sự vắng mặt khiếu nại khi không nhận được kết quả phiên họp giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt. Hoặc theo khoản 3 Điều 99 BLTTDS năm 2915 quy định “3. Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó”. Tuy nhiên khi thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người chưa đủ mười tám tuổi mà không có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự nên đương sự quyền khiếu nại hành vi này của thẩm phán. Ngoài ra, việc đương sự khiếu nại có thể liên quan đến hoạt động tố tụng dân sự của Tòa án như: Xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, hòa giải, đối chất,... các quyết định, hành vi khác liên quan đến hoạt động tố tụng.
Tóm lại, khiếu nại trong tố tụng dân sự là những khiếu nại liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người tiến hành tố tụng quy định trong BLTTDS, được thể hiện ở các giai đoạn tiến hành tố tụng thông qua ở các điều luật cụ thể mà bắt buộc cơ quan, người tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng.
Ngoài ra, đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương XLI về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Bộ luật này. Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó. Tức trong mỗi chương quy định về bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án có quy định đầy đủ về quyền kháng cáo, kháng nghị, xử lý kháng cáo, kháng nghị nếu trong trường hợp trên thì sẽ dựa trên cơ sở của nội dung chương đó để giải quyết chứ không áp dụng Chương XLI về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng để giải quyết.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh