2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 383 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú được quy định như sau:
“Điều 383. Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó.
Dựa trên các chứng cứ, tài liệu mà người yêu cầu xuất trình và Tòa án thu thập cũng như việc xem xét, đánh giá chứng cứ công khai tại phiên họp, xem xét ý kiến của đương sự, người tham gia tố tụng, phát biểu của Kiểm sát viên và quy định của pháp luật thì Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố người vắng mặt tại nơi cư trú. Trường hợp Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Khác với các trường hợp khác khi giải quyết yêu cầu dân sự thì Tòa án thường ra quyết định, nhưng đối với trường hợp xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì Tòa án ra “thông báo tìm kiếm”.
Quyết định ra thông báo tìm kiếm được tuân theo quy định về giải quyết việc dân sự nói chung được quy định tại Điều 370 BLTTDS 2015, cụ thể:
Quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú;
+ Tên Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú;
+ Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú;
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
+ Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
+ Quyết định của Tòa án;
+ Lệ phí phải nộp.
Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Việc gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.
Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTDS 2015: “Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.”
Trong trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú được quy định tại khoản 2 Điều 381 BLTTDS 2015 mà yêu cầu được chấp nhận thì trong quyết định chấp nhận đơn yêu cầu Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của BLDS 2015, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sau đây:
+ Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;
+ Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
+ Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh