2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 347 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
“Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;
b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.”
Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án.
Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó, quyết định mang tính cá biệt, chỉ áp dụng đối với một hoặc một số cá nhân hoặc trong một trường hợp cụ thể: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Quyết định tuyên bố 1 người mất tích, Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án. “Tình tiết trong vụ án” là những diễn biến, hành động của vụ án xảy ra trong khoảng thời gian, không gian có thể xác định được và Tòa án phải trực tiếp xác định những những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên tòa và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa.
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
+ Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án. Hiện nay, các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự chưa có quy định về tổ chức thi hành án đối với quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có nội dung “Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” và cũng chưa có quy định về việc tổ chức thi hành đối với phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực nhưng không bị sửa trong trường hợp “Hủy một phần bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại”.
Do đó, trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự cho phù hợp với quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, xem xét, thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thống nhất thực hiện. Theo đó, trong trường hợp này, do việc thi hành án đang bị tạm đình chỉ thi hành án nên cơ quan Thi hành án dân sự cần áp dụng tương tự khoản 3 Điều 49 Luật Thi hành án dân sự để ban hành quyết định tiếp tục thi hành án đối với 02 trường hợp nêu trên. Đối với trường hợp quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm “Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” thì vận dụng Điều 37 Luật Thi hành án dân sự 2008 để ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành phù hợp với nội dung quyết định mới và kết quả giải quyết hậu quả của việc thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 347 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 “trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh