2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 230 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về sự có mặt của người giám định được quy định như sau:
“Điều 230. Sự có mặt của người giám định
1. Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định.
2. Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.”
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.
Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định của BLTTDS 2015.
Người giám định có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
- Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
- Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
- Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
- Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Giám định và kết luận giám định trong nhiều vụ việc dân sự đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Chính vì vậy, nên khi được triệu tập, người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định. Việc trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan.
Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa. Hoãn phiên tòa là Tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định.
Như vậy, trong tố tụng dân sự, người giám định trong nhiều vụ án có vai trò then chốt nhằm giúp Tòa án đưa ra phán quyết công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Do đó, việc đảm bảo sự khách quan, vô tư của người giám định phải là vấn đề quan trọng hàng đầu. Để đảm bảo việc này, cần hạn chế sự thiết lập những mối quan hệ trực tiếp giữa người giám định và các bên đương sự, nhờ đó mà người giám định mới có thể đưa ra những đánh giá khách quan đảm bảo công bằng cho cả hai bên.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính chính xác của báo cáo giám định, Tòa án cũng cần lựa chọn người giám định có đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp với đối tượng được giám định trong vụ án. Việc này đòi hỏi Tòa án không chỉ xác định đúng phạm vi và đối tượng được trưng cầu giám định mà khi xét thấy cần phải yêu cầu người giám định (ngay cả khi đương sự không có yêu cầu) tham dự phiên tòa để làm rõ những phân tích, kết luận giám định nhằm giúp cho đương sự có cơ hội bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ thông qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh