2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 67 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) thành phần giải quyết việc dân sự được quy định như sau:
“Điều 67. Thành phần giải quyết việc dân sự
1. Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.
2. Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết.
3. Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2 Điều 31 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.”
Sau các quyết định về thành phần Hội đồng xét xử vụ án dân sự thì Điều 67 BLTTDS 2015 quy định tiếp về thành phần giải quyết việc dân sự. Việc dân sự phát sinh tại Tòa án do có yêu cầu giải quyết việc dân sự. Người có yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết không phải do họ có mâu thuẫn, tranh chấp với ai mà họ chỉ có yêu cầu Tòa án công nhận hay công nhận một sự kiện pháp lý có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhìn chung, do không có mâu thuẫn, tranh chấp nên việc dân sự thường ít phức tạp, không cần phải có nhiều người mới giải quyết được. Tuy nhiên có 1 số việc dân sự phức tạp được quy định tại tại : khoản 5 Điều 27 (Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam); khoản 9 Điều 29 (Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam); khoản 4 và khoản 5 Điều 31 (Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài); khoản 2, 3 và 4 Điều 33 BLTTDS 2015 (Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài) đó là yếu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhậm bản án, quyết định về dân sự, HN-GĐ, kinh doanh, thương mại, lao động thì cần có nhiều người để giải quyết mới bảo đảm đúng đắn , chính xác hơn. Chính vì vậy, Điều 67 BLTTDS 2015 đã phân loại các việc dân sự thành 3 nhóm:
- Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.
- Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết.
- Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2 Điều 31 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh