2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị được quy định như sau:
“Điều 284. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.”
Khoản 1 Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: “Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
+ Người có quyền kháng cáo bao gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát (VKS) đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu”.
Quy định này nhằm tôn trọng quan điểm của người kháng cáo và VKS, người ký kháng nghị trong trường hợp họ muốn thay đổi, bổ sung, kháng cáo, kháng nghị đồng thời, tạo điều kiện để các đương sự chuẩn bị tổ chức việc bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp sau khi đã biết rõ thực trạng những nội dung kháng nghị một cách có hiệu quả nhất. Đây là quy định bổ sung và làm rõ hơn so với khoản 1 Điều 256 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), thể hiện ở chỗ trong trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 BLTTDS năm 2015 thì việc thay đổi, bổ sung kháng nghị không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nghĩa là người có quyền kháng cáo, VKS sẽ được quyền thay đổi, bổ sung, kháng cáo, kháng nghị mà không phải chịu bất kỳ một giới hạn, hạn chế nào. Có thể thay đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị so với kháng cáo, kháng nghị ban đầu, và có thể thay đổi cả số lượng và tăng giá trị yêu cầu.
Tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS năm 2015: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.”. Như vậy, trường hợp VKS cùng cấp kháng nghị đối với Tòa án cấp sơ thẩm thì VKS đã kháng nghị mới có quyền thay đổi, bổ sung, còn VKS cấp trên, trực tiếp tham gia phiên tòa phúc thẩm và bảo vệ kháng nghị lại không có quyền này. Điều này, vô hình trung dẫn tới việc thiếu chủ động và tính tự quyết của VKS cấp trên trực tiếp, bởi lẽ, tại phiên tòa phúc thẩm có thể sẽ có những diễn biến khác so với chiều hướng kháng nghị ban đầu mà VKS cùng cấp sơ thẩm đã không thể dự liệu hết được trong kháng nghị của mình.
Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 còn bổ sung quy định về hình thức và thủ tục thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Theo đó, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm còn phải tiến hành các công việc theo quy định của BLTTDS để mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với kháng nghị, phần kháng nghị còn lại theo thủ tục chung. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng nghị đã được thay đổi, bổ sung và phần kháng nghị còn lại.
Việc thay đổi, bổ sung kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự có điểm khác so với thay đổi, bổ sung kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự. Theo quy định tại Điều 284 BLTTDS năm 2015 thì việc thay đổi, bổ sung kháng nghị phúc thẩm phải được thông báo trước cho các đương sự có liên quan đến kháng nghị và không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng nghị đã hết (bởi phúc thẩm chỉ là việc xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nên đương sự phải được chuẩn bị để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án). Mọi thay đổi, bổ sung kháng nghị dẫn đến đương sự bị động, không có điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đều không được chấp nhận. Còn giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xem xét lại việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án thông qua việc xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong giai đoạn này, các đương sự không bắt buộc phải tham gia tố tụng, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu dựa vào chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án để xét, nên những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không có bất kỳ một sự hạn chế nào.
Tại Điều 11 nghị quyết Số: 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “ Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS quy định về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị như sau:
“Điều 11. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 256 của BLTTDS
1. Về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị cần phân biệt như sau:
a) Trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLTTDS, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần bản án hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị.
Trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.
b) Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLTTDS, thì trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị đã gửi cho Toà án trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
2. Về việc rút kháng cáo, kháng nghị.
a) Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị khi có đủ các điều kiện sau đây:
a1) Người kháng cáo rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị mà trong vụ án không còn có kháng cáo của người khác, không có kháng nghị của Viện kiểm sát đối với phần của bản án, quyết định sơ thẩm đó.
a2) Phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị mà kháng cáo hoặc kháng nghị đó đã được rút độc lập với những phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và việc xét kháng cáo, kháng nghị này không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị đã được rút.
Ví dụ: Trong ví dụ nêu tại điểm b Điều 9 của Nghị quyết này, sau khi xét xử sơ thẩm, anh A không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị bản án sơ thẩm mà chỉ có chị B kháng cáo bản án sơ thẩm về quyết định chia tài sản chung của vợ chồng. Trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm nếu chị B rút kháng cáo, thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần của vụ án mà chị B đã rút kháng cáo vì trong vụ án không có kháng cáo của người khác, không có kháng nghị của Viện kiểm sát.
Trường hợp anh A cũng kháng cáo bản án sơ thẩm về quyết định chia tài sản chung của vợ chồng vì lý do Toà án cấp sơ thẩm quyết định buộc anh A phải thanh toán một số khoản nợ mà chị B vay không sử dụng cho mục đích chung của vợ chồng, mặc dù chị B rút kháng cáo, thì phần bản án sơ thẩm mà chị B rút kháng cáo vẫn có liên quan đến phần bản án sơ thẩm bị anh A kháng cáo. Do đó, trường hợp này Toà án cấp phúc thẩm không ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần của vụ án mà chị B đã rút kháng cáo.
b) Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo và Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa (trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị), thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Trước khi mở phiên toà việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa thực hiện, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử thực hiện. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
3. Về hình thức thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.
a) Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm.
Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị đó cho các đương sự biết theo quy định tại khoản 3 Điều 256 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này, đồng thời tiến hành các công việc theo quy định của BLTTDS để mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án đối với kháng cáo, kháng nghị, phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo thủ tục chung.
b) Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo, kháng nghị đã được thay đổi, bổ sung và phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh