2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên mặc dù không có quyền xét xử, giải quyết vụ việc dân sự nhưng cũng là người tiến hành tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn trong TTDS. Để các hoạt động của họ được khách quan, vô tư không ảnh hưởng tới các hoạt động của người tiến hành tố tụng khác, Điều 54 BLTTDS 2015 đã liệt kê cụ thể các trường hợp cần thay đổi Thư ký, Thẩm tra viên.
Căn cứ Điều 54 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được quy định như sau:
“Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.”
Theo quy định của BLTTDS 2015 Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Thứ nhất, thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
“Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
- Thứ hai, họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
- Thứ ba, họ là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
+ “Người thân thích” trong trường hợp này là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Như vậy, để tránh chồng chéo và xử lý vụ việc dân sự một cách khách quan, công bằng thì khi có căn cứ cho rằng Thư ký và Thẩm tra viên là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc dân sự thì cần thay đổi và từ chối họ trong quá trình hoạt động tố tụng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh