2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 226 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
“Điều 226. Thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
2. Trường hợp không có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.”
Theo quy định tại Điều 63 BLTTDS, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm 1 Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn: “Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng đặc biệt được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định theo quy định của bộ luật với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường, nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng những vẫn bảo đảm đúng pháp luật.”. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử có thể gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển mọi hoạt động tại phiên tòa từ lúc khai mạc cho đến khi tuyên án, đặc biệt là phần điều hành trong thủ tục hỏi, tranh luận, nghị án, tuyên án và giữ gìn trật tự kỷ cương tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải bình tĩnh thận trọng, sắc sảo và nhạy bén trong điều hành, tránh sự vội vàng nóng nảy. Tùy theo nội dung cụ thể và tính chất của từng vụ án, các Hội thẩm sẽ tự mình hoặc có thể được phân công hỏi người tham gia phiên tòa về một số vấn đề nhất định. Hội đồng xét xử có toàn quyền quyết định mọi vấn đề về nội dung cũng như về thủ tục tố tụng ở phiên tòa. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số dựa trên nguyên tắc Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Theo quy định của BLTTDS, trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
Nếu trong trường hợp không có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 226 BLTTDS 2015 thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh