2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thời hạn kháng nghị được quy định như sau:
“Điều 280. Thời hạn kháng nghị
1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
3. Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Theo quy định tại Điều 280 BLTTDS thì:
Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
+ Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
+ Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó.
Thời hạn kháng nghị nêu trên được tính theo ngày tròn, tức là ngày tuyên án hoặc ngày nhận được bản sao bản án, quyết định của Tòa án. Trong thời hạn nêu trên, Viện kiểm sát được quyền kháng nghị theo Luật định, hết thời đó mà không có kháng nghị thì bản án sơ thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật.
Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại Điều 4 nghị quyết Số: 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “ Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS quy định về thời hạn kháng nghị như sau:
“Điều 4. Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa sơ thẩm hoặc là ngày bản án sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa sơ thẩm.
2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án, trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án sơ thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Ví dụ: Ngày 01-10-2013, Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và cùng ngày 01-10-2013 Tòa án tuyên án, thì ngày được xác định và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị như sau:
- Đối với đương sự có mặt tại phiên tòa sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 01-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 02-10-2013.
- Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa sơ thẩm và giả sử ngày 15-10-2013 Tòa án cấp sơ thẩm mới giao bản án sơ thẩm cho đương sự, thì ngày được xác định là ngày 15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 16-10-2013; nếu Toà án cấp sơ thẩm không thể giao trực tiếp bản án sơ thẩm cho đương sự mà phải niêm yết công khai và giả sử ngày niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của đương sự là ngày 15-10-2013, thì ngày được xác định là ngày 15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 16-10-2013.
- Trường hợp đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên tòa sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 01-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 02-10-2013.
- Trường hợp đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên tòa sơ thẩm và giả sử ngày 15-10-2013 Viện kiểm sát cùng cấp mới nhận được bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp), ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 16-10-2013.
3. Thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày người có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định đó.
a) Trường hợp quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành tại phiên tòa sơ thẩm và Hội đồng xét xử giao ngay quyết định này cùng ngày cho đương sự có mặt tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa (nếu có), thì ngày được xác định là ngày ban hành quyết định đó. Nếu ngày giao quyết định không cùng với ngày ban hành quyết định, thì ngày được xác định là ngày giao quyết định cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
b) Trường hợp quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự vắng mặt, thì ngày được xác định đối với đương sự là ngày quyết định đó được giao hoặc được niêm yết; đối với Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định đó.
4. Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó.
Ví dụ: Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày được tính bắt đầu từ ngày 02-10-2013. Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 của BLTTDS, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với đương sự có mặt tại phiên tòa) kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày 16-10-2013 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ). Giả sử, ngày 16-10-2013 là ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày 17-10-2013 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần); giả sử sau ngày nghỉ lễ (17-10-2013), ngày 18-10-2013 đúng vào ngày thứ bảy, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày 20-10-2013.
Trường hợp Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cho đương sự đang cư trú ở nước ngoài thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày nhận được ủy thác tư pháp, ngày nhận được ủy thác tư pháp được xác định theo quy định của pháp luật về ủy thác tư pháp.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh