2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định như sau:
“Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”
- Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Theo đó, Khoản 1 Điều 184 BLTTDS dẫn chiếu tới việc áp dụng các quy định của BLDS 2015 về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu. Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 150 BLDS 2015 quy định:
- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Tuy nhiên, không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp: Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu; Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền với tài sản; Tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và do giả tạo thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tòa án khi giải quyết tranh chấp dân sự, cũng như trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án của Viện kiểm sát. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đối với từng loại quan hệ dân sự được quy định cụ thể trong BLDS 2015. Do vậy, khi áp dụng quy định về thời hiệu cần xác định quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp, có yêu cầu đó thuộc loại quan hệ pháp luật nào (quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thừa kế) để xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tương ứng.
Theo khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.”Đây là quy định mới về thời hiệu khởi kiện, phù hợp với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Khi hết thời hiệu khởi kiện, chủ thể vẫn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với vụ việc hết thời hiệu khởi kiện nhưng người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu từ chối áp dụng thời hiệu, không ai có yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Chỉ khi hết thời hiệu khởi kiện và có đương sự yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án thì Tòa án mới căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 để quyết định đình chỉ giải vụ án. Như vậy, Tòa án không được tự ý viện dẫn lý do đã hết thời hiệu khởi kiện để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh