2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thông báo về việc kháng cáo được quy định như sau:
“Điều 277. Thông báo về việc kháng cáo
1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.
2. Đương sự có liên quan đến kháng cáo được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.”
Thông báo là một ᴠăn bản hành ᴄhính dùng để truуền đạt những tin tứᴄ, nội dung ᴄủa quуết định ᴄho ᴄá nhân, bộ phận hoặᴄ ᴄơ quan,… Thông báo ѕẽ ᴄó 3 phần gồm: mở đầu (quốᴄ hiệu, tiêu ngữ, ѕố ký hiệu, tên ᴄủa ᴠăn bản thông báo), phần nội dung ᴄần thông báo ᴠà phần kết thúᴄ.
Khi có kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về nội dung kháng cáo. Việc thông báo này nhằm mục đích để Viện kiểm sát và đương sự có thời gian chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Sau khi nhận được thông báo về việc kháng cáo, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có quyền gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm ý kiến của mình bằng văn bản về nội dung kháng cáo kháng nghị hoặc cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu về vụ án. Ý kiến của họ và các chứng cứ, tài liệu này được đưa ra xem xét tại phiên tòa phúc thẩm và lưu trong hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp kháng cáo gửi trực tiếp cho Tòa án cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để làm thủ tục thông báo về việc kháng cáo cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có liên quan đến việc kháng cáo.
Tại Điều 8 nghị quyết Số: 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “ Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS quy định thông báo về việc kháng cáo, cụ thể:
“Điều 8. Thông báo về việc kháng cáo
1. Khi thực hiện thông báo về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm không phải thông báo về việc kháng cáo cho chính người đã kháng cáo. Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo (nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án do có kháng cáo có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đương sự đó) biết về việc kháng cáo.
2. Đương sự được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Toà án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của người được thông báo phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp người được thông báo gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm mà hồ sơ vụ án chưa gửi cho Toà án cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp sơ thẩm đưa văn bản này vào hồ sơ vụ án và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm; nếu hồ sơ vụ án đã gửi cho Toà án cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi văn bản đó cho Toà án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án và xem xét khi xét xử phúc thẩm.”
Mẫu thông báo về thông báo việc kháng cáo được quy định tại Mẫu số 62-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh