2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 475 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thu thập chứng cứ ở nước ngoài được quy định như sau:
“Điều 475. Thu thập chứng cứ ở nước ngoài
Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ ở nước ngoài theo một trong các phương thức sau đây:
1. Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này.
2. Theo đường dịch vụ bưu chính yêu cầu đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài gửi giấy tờ, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án Việt Nam.”
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực.
Theo đó, Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ ở nước ngoài theo một trong các phương thức sau đây:
+ Thứ nhất, theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cụ thể, theo Công ước La hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại ký ngày 18 tháng 3 năm 1970 quy định:
Trước hết về văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ:
- Văn bản yêu cầu phải nêu rõ -
+ Cơ quan yêu cầu và cơ quan được yêu cầu thực hiện, nếu cơ quan yêu cầu biết cơ quan đó;
+ Tên và địa chỉ của các bên tham gia tố tụng và đại diện của họ, nếu có;
+ Bản chất của quy trình tố tụng, theo đó chứng cứ cần thu thập, và tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến quy trình tố tụng đó;
+ Chứng cứ cần được thu thập hoặc hoạt động tư pháp khác cần được thực hiện.
- Khi cần thiết, Văn bản phải nêu rõ, một hoặc một số thông tin sau:
+ Tên và địa chỉ của người được xét hỏi
+ Các câu hỏi đối với những người được xét hỏi hoặc nội dung xét hỏi
+ Các tài liệu hoặc tài sản, bất động sản hoặc tài sản cá nhân, cần được xác minh;
+ Yêu cầu thu thập chứng cứ phải có tuyên thệ hoặc xác nhận và các hình thức thu thập chứng cứ đặc biệt cần được sử dụng;
+ Cách thức hoặc thủ tục đặc biệt thu thập chứng cứ cần được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Công ước này.
- Văn bản yêu cầu cũng có thể nêu bất kỳ thông tin cần thiết nào liên quan đến việc áp dụng Điều 11 của Công ước này.
- Không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự hoặc hình thức tương tự.
Văn bản yêu cầu phải được lập bằng ngôn ngữ của Quốc gia được yêu cầu hoặc kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Quốc gia được yêu cầu. Tuy nhiên, Quốc gia ký kết phải chấp nhận một Văn bản yêu cầu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc một bản dịch ra một trong những ngôn ngữ này trừ khi Quốc gia đó có tuyên bố bảo lưu theo quy định của Điều 33 Công ước này.
Một Quốc gia ký kết có nhiều ngôn ngữ chính thức, và do quy định của pháp luật trong nước của mình, không thể chấp nhận Văn bản yêu cầu bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của nước mình trên toàn lãnh thổ của mình thì phải, bằng tuyên bố, nêu rõ ngôn ngữ mà Văn bản yêu cầu hoặc bản dịch của nó phải được thể hiện để thực hiện tại những khu vực cụ thể trên lãnh thổ của nước mình. Trong trường hợp Quốc gia ký kết không tuân thủ tuyên bố này mà không có giải thích hợp lý, thì chi phí dịch tài liệu sang ngôn ngữ được yêu cầu sẽ do Quốc gia gửi yêu cầu chịu.
Quốc gia ký kết, bằng tuyên bố, có thể nêu rõ một hoặc nhiều ngôn ngữ khác ngoài những ngôn ngữ được nêu tại các đoạn trên để sử dụng trong Văn bản yêu cầu gửi cho Cơ quan trung ương của nước mình. Bản dịch được gửi kèm theo Văn bản yêu cầu phải được chứng thực là chính xác bởi viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự hoặc bởi người dịch thuật có tuyên thệ hoặc bất kỳ người nào khác có thẩm quyền của mỗi Quốc gia ký kết.
Nếu Cơ quan Trung ương cho rằng yêu cầu thu thập chứng cứ không tuân theo các quy định của Công ước này, Cơ quan này phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia đã gửi Văn bản yêu cầu và nêu rõ lý do từ chối.
+ Thứ hai, theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;
+ Thứ ba, theo đường dịch vụ bưu chính yêu cầu đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài gửi giấy tờ, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án Việt Nam.
Khoản 3 Điều 3 Luật Bưu chính 2010 quy định: “Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử” nên có thể ghi nhận hoạt động vận chuyển là một khâu của quy trình cung ứng dịch vụ bưu chính.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh