2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 303 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm được quy định như sau:
“Điều 303. Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm
1. Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng quy định tại Điều 287 của Bộ luật này tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.
2. Việc hỏi được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 293 của Bộ luật này.”
Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.
Thủ tục hỏi tại phiên tòa làm căn cứ cho việc xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án dân sự. Thông qua hỏi tại phiên tòa sẽ thẩm tra lại các tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp. Trong thực tế không phải mọi trường hợp các đương sự đều đã xem xét hồ sơ vụ án và nghiên cứu các chứng cứ do đương sự khác cung cấp nên việc hỏi giúp cho các đương sự, người tham gia tố tụng khác năm được toàn diện nội dung vụ án để làm cơ sở cho các đương sự tranh luận có hiệu quả và giúp cho Hội đồng xét xử quyết định đúng đắn.
Thứ tự hỏi tại phiên tòa phúc thẩm cũng giống như ở phiên tòa sơ thẩm và đã được quy định tại Điều 249 BLTTDS 2015, theo đó sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của BLTTDS 2015, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Những người tham gia tố tụng khác;
+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Phương thức thực hiện việc hỏi trong phiên tòa dân sự không phải là theo các câu hỏi đã chuẩn bị trước về tất cả các vấn đề trong vụ án. Việc hỏi và trả lời chỉ tập trung vào những vấn đề còn chưa rõ hay còn mâu thuẫn cần phải làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, khẳng định lại giá trị của các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và đặc biệt là chỉ thực hiện những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm theo quy định tại quy định tại Điều 293 của BLTTDS 2015: “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.”. Để nắm bắt được các vấn đề cần làm sáng tỏ tại phiên tòa thì các thành viên Hội đồng xét xử phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, lắng nghe sự trình bày của các đương sự tại phiên tòa và phải có khả năng khái quát những vấn đề đã được làm rõ và những vấn đề cần hỏi. Theo đó, BLTTDS quy định việc hỏi tại phiên tòa như sau:
- Thứ nhất, hỏi nguyên đơn, chỉ hỏi nguyên đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này. Nguyên đơn có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trả lời thay cho nguyên đơn và sau đó nguyên đơn trả lời bổ sung (Điều 250 BLTTDS 2015).
- Thứ hai, hỏi bị đơn chỉ hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu, lời trình bày của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này. Bị đơn có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trả lời thay cho bị đơn và sau đó bị đơn trả lời bổ sung.(Điều 251 BLTTDS 2015).
- Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu, đề nghị, lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trả lời thay cho họ và sau đó họ trả lời bổ sung. (Điều 252 BLTTDS 2015).
- Đối với người làm chứng, trước khi hỏi người làm chứng, chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết; sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Đối với người giám định: Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được yêu cầu giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định.Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định; hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án sau khi được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
Ngoài ra, tùy theo trường hợp cụ thể do pháp luật quy định, Hội đồng xét xử có quyền công bố các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm,đĩa ghi âm, đĩa ghi hình hoặc xem xét các vật chứng theo quy định của BLTTDS 2015 quy định tại các Điều 254, 255, 256. Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không, trường hợp có yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh