2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 325 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về tính chất của giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 325. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.”
Điều luật có quy định: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này”
Vậy thế nào bản án, quyết định? Theo đó, bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án.
Quyết định là văn bản được ban hành trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một yêu cầu cụ thể nào đó. Quyết định mang tính cá biệt, chỉ áp dụng đối với một hoặc một số cá nhân hoặc trong một trường hợp cụ thể: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định đình chỉ vụ án, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Quyết định tuyên bố 1 người mất tích, Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự...
Như vậy, trong các thủ tục tố tụng dân sự thì giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có sự sai lầm vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án. “Kháng nghị” ở đây được hiểu là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, thẩm quyền tiến hành giám đốc thẩm luôn luôn thuộc về Tòa án cấp trên của Tòa án đã có bản án, quyết định bị giám đốc thẩm.
Khác với cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm là hai cấp xét xử, giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử, do đó trình tự thủ tục tố tụng ở giai đoạn này khác với trình tự tố tụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Ngoài ra, cũng cần lưu ý phân biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm. Nếu “giám đốc thẩm” là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ kháng nghị theo quy định thì “tái thẩm” là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Và trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của BLTTDS 2015 để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
+ Tên, địa chỉ của người đề nghị;
+ Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
+ Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
+ Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh