2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 305 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được quy định như sau:
“Điều 305. Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.
2. Trình tự tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
c) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
3. Trình tự tranh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
4. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
5. Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.”
Theo nghĩa rộng: tranh luận là một quá trình được bắt đầu từ khi các đương sự thực hiện quyền khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì quá trình tranh tụng này sẽ bao gồm toàn bộ các giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cả giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo nghĩa hẹp: tranh luận là sự đối đáp, đấu tranh giữa các bên đương sự với nhau về chứng cứ, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mỗi bên để từ đó nhằm chứng minh cho đối phương và Tòa án rằng yêu cầu và phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Các quy định về tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm. Các quy định này cũng đã mở rộng quyền dân chủ cho các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong việc hỏi và tranh luận mà không bị hạn chế về thời gian các đương sự tại phiên tòa thực hiện quyền tự định đoạt, phát huy triệt để nghĩa vụ chứng minh cung cấp chứng cứ trước Tòa để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, làm cho phiên tòa thực sự theo hướng tranh tụng. Nếu xét thấy việc hỏi của HĐXX chưa đầy đủ, chưa làm rõ được bản chất của vụ án thì đương sự có quyền đặt câu hỏi trực tiếp đối với phía bên kia. Những người tham gia tố tụng khác cũng có quyền được hỏi tương tự.
Việc tranh luận tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ các sự kiện, các chứng cứ và các lý lẽ lập luận cho các chứng cứ nên tập trung vào các nội dung sau: trước hết phân tích lập luận để bảo vệ các chứng cứ mà mình đã cung cấp hoặc bác bỏ các lý lẽ, chứng cứ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án. Sau đó, đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án cho phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được xem xét tranh luận công khai tại phiên tòa.
Theo đó, tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm. Phạm vi xét xử phúc thẩm được quy định cụ thể như sau: “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.”
Và trình tự tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện như sau:
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Và khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Trình tự tranh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau:
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
+ Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh