2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 265 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về trở lại việc hỏi và tranh luận được quy định như sau:
“Điều 265. Trở lại việc hỏi và tranh luận
Qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.”
Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của BLTTDS thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Nhưng tuy nhiên, qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.
Theo quy định của Điều luật trên thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi trong trường hợp có tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án chưa được làm rõ tại phiên tòa, thậm chí tình tiết đó đã được chứng cứ có trong vụ án chứng minh; hoặc tình tiết đó đã được hỏi nhưng chưa đầy đủ, cần xét thêm chứng cứ để có thể quyết định về vụ án.
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Việc hỏi được thực hiện ở phòng xử án theo thủ tục chung, theo đó khi trở lại phòng xét xử, chủ tọa phiên tòa thay mặt hội đồng xét xử tuyên bố: “ Qua nghị án, Hội đồng xét xử xét thấy có một vấn đề (hoặc một số vấn đề) chưa được làm rõ, nếu không hỏi và tranh luận lại vấn đề này thì Hội đồng xét xử không thể quyết định được nên HĐXX quyết định quay về phần hỏi và tranh luận lại đối với vấn đề này.”
Sau khi hỏi, bắt buộc phải tiến hành tranh luận. Chủ tọa phiên tòa điều khiển tranh luận xung quanh các tình tiết vừa được hỏi thêm. Tuy nhiên, nếu kết quả hỏi thêm ảnh hưởng đến việc tranh luận trước đó thì Chủ tọa phiên tòa không hạn chế các bên tranh luận. Nếu không ai có ý kiến gì thêm thì HĐXX tiếp tục nghị án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh