Tuyên án xét xử vụ án dân sự?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)

Bài viết trình bày về tuyên án xét xử vụ án dân sự.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 267 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về tuyên án được quy định như sau:

“Điều 267. Tuyên án

Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án.

Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.

Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.

Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án được tuyên công khai.”

Quy định của BLTTDS 2015 về tuyên án.

Tuyên án có thể hiểu là việc Tòa án sau khi làm việc theo thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định, sau khi phân tích để làm rõ vụ việc thì đưa ra kết quả của việc xét xử đó đối với người vi phạm quy định pháp luật.

Theo đó, Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của BLTTDS 2015 quy định: “Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.” thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án.

Về nguyên tắc, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy nghe Tòa tuyên án, thể hiện thái độ tôn trọng quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước. Tuy nhiên, trường hợp nếu thời gian tuyên án dài thì sau khi đọc xong phần đầu của bản án Chủ tọa phiên tòa có thể cho phép mọi người trong phòng xử án ngồi xuống nghe tuyên án.

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án. Tuy nhiên, nếu bản án quá dài thì các thành viên của Hội đồng xét xử có thể thay nhau đọc. Thời gian tuyên án là liên tục, từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án, thủ tục thi hành quyết định và quyền kháng cáo.

Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án để họ biết và việc phiên dịch phải được tuyên công khai tại phiên Tòa. Theo đó, “Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.”

Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của BLTTDS 2015 thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án. Vì đây là trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

Ngoài ra, tuyên án còn được quy định tại Điều 37 nghị quyết Số: 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quy định như sau:

“Điều 37. Tuyên án

Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Nếu thấy có người không đứng dậy, thì Thư ký Toà án phải nhắc nhở họ, nếu người đó báo cáo vì lý do sức khỏe nên không thể đứng dậy được, thì chủ toạ phiên toà cho phép ngồi tại chỗ và sau đó mới tuyên án. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án; nếu bản án dài thì có thể thay nhau đọc bản án.

Trong trường hợp bản án quá dài, thì chủ tọa phiên tòa có thể chỉ yêu cầu mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi đọc phần mở đầu và phần quyết định của bản án.

Sau khi đọc xong bản án, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo của đương sự.

Đối với đương sự không biết tiếng Việt, thì sau khi tuyên án xong người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà họ biết (bao gồm cả phần bản án có liên quan đến họ và phần bản án có liên quan đến các đương sự khác trong vụ án).”

 

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư