2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 496 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự được quy định như sau:
“Điều 496. Xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự
Người nào bằng ảnh hưởng của mình có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào đối với Thẩm phán, thành viên Hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ việc không khách quan, không đúng pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
“Can thiệp” theo từ điển Tiếng việt được hiểu là dựa vào việc của người khác nhằm tác động đến theo mục đích nào đó theo chủ đích của mình.
- Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.
- Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử của tòa án.
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng phải là những hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự đều là hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự có những đặc điểm sau:
- Phải là hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự;
- Gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử vụ việc dân sự của tòa án.
Việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một mặt, nó bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn, mặt khác tăng cường được kỉ luật, kỉ cương trong xã hội, góp phần giáo dục mọi người tôn trọng tòa án, cơ quan thi hành án, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
Ngoài những hành vi cản trở tố tụng nêu trên bị xử lý, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự nhằm làm cho việc giải quyết vụ việc không khách quan, không đúng pháp luật. Theo Điều 496 BLTTDS năm 2015, người nào bằng ảnh hưởng của mình có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào đối với Thẩm phán, thành viên hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ việc không khách quan, không đúng pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Một trong những nguyên tắc quan trọng, cơ bản chỉ đạo hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được ghi nhận trong BLTTDS đó là nguyên tắc độc lập xét xử và tuân thủ theo pháp luật. Có độc lập xét xử thì việc xét xử, giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án mới khách quan, vô tư, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự mới được bảo vệ. Vì vậy, người nào có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào đối với Thẩm phán, thành viên của Hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ việc không được đảm bảo nguyên tắc độc lập trong xét xử, dẫn tới việc giải quyết vụ việc dân sự Tòa án không khách quan, không đúng pháp luật thì là vì lý do nào thì cũng tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn tố tụng dân sự cho thấy có nhiều hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án rất đa dạng và phức tạp đặc biệt là hành vi lợi dụng sự ảnh hưởng của mình để can thiệp tác động đến hoạt động giải quyết của vụ việc dân sự của Tòa án.
Xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể:
“Điều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên
b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh