2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để các hoạt động tố tụng dân sự được tiến hành một cách đúng đắn, ngoài việc pháp luật tố tụng dân sự phải quy định đầy đủ, chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng. Trình tự, thủ tục tố tụng dân sự thì còn phải xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự.
Trong quá trình tố tụng, đôi khi vẫn gặp những trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có những hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ; cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của tòa án. Các hành vi này được gọi là hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Căn cứ Điều 494 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án được quy định như sau:
“Điều 494. Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
Người có hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử của tòa án.
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng phải là những hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự đều là hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự có những đặc điểm sau:
- Phải là hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự;
- Gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử vụ việc dân sự của tòa án.
Việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một mặt, nó bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn, mặt khác tăng cường được kỉ luật, kỉ cương trong xã hội, góp phần giáo dục mọi người tôn trọng tòa án, cơ quan thi hành án, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra. Quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã được thừa nhận ngay từ Điều 23 BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.” nên Tòa án phải có trách nhiệm triệu tập các chủ thể này đến tham gia tố tụng dân sự. Để phục vụ cho hoạt động giải quyết vụ việc dân sự, trong một số trường hợp, đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bắt buộc phải tham gia tố tụng theo yêu cầu của tòa án. Tuy nhiên, người khác lại có hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của tòa án sẽ làm cho việc giải quyết vụ việc dân sự bị trì hoãn, dẫn đến việc giải quyết vụ việc không kịp thời. Theo quy định tại Điều 494 BLTTDS năm 2015, người thực hiện hành vi trên đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, pháp luật quy định về việc xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở cá nhân, cơ quan, tổ chức đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Toà án.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở cá nhân, cơ quan, tổ chức đến phiên tòa, phiên họp nếu có tình tiết tăng nặng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh