Ai được trang bị vũ khí quân dụng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:27 (GMT+7)

Bài viết trình bày về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ai được trang bị vũ khí quân dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khái quát về vũ khí quân dụng 

Vũ khí quân dụng bao gồm 02 thành phần: 

- Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng để thi hành công vụ, bao gồm: 

+ Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; 

+ Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; 

+ Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa; 

+ Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này; 

- Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí q được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 để thi hành công vụ.

Các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng 

Theo quy định tại Điều 18, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: 

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Cảnh sát biển;

- Cơ yếu;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

- Công an nhân dân;

Căn cứ tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng trong Công an nhân dân bao gồm: 

+ Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;

+ Trại giam, trại tạm giam;

+ Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;

+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);

+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Công an xã, phường, thị trấn.

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm lâm, Kiểm ngư;

- An ninh hàng không;

- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

Loại, số lượng vũ khí quân dụng được trang bị cho các đối tượng 

Loại và vũ khí quân dụng được trang bị cho lực lượng Công an nhân dân 

Điều 4, Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về loại và vũ khí quân dụng được trang bị cho lực lượng Công an nhân dân như sau: 

- Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, trại giam, trại tạm giam; học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện; công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh); công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, bom, mìn, lựu đạn, đạn sử dụng cho các loại súng được trang bị;

- Công an xã, phường, thị trấn được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su. 

Công an các đơn vị, địa phương căn cứ quy định trên lập dự trù số lượng, loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cần trang bị gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

b. Các loại vũ khí quân dụng được trang bị cho các lực lượng khác 

Điều 19, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định: 

- Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này.

- Kiểm lâm, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.

- Kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5 mm và đạn sử dụng cho các loại súng này.

- Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về việc quản lý , sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư