Ai phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp và trình độ chuyên môn đối với họ là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:29 (GMT+7)

Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp và trình độ chuyên môn đối với họ

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Căn cứ tại Khoản 7, Điều 3, Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ năm 2017, Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

+ Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

+ Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ai phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp và trình độ chuyên môn đối với họ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Điều 5, Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định các đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: 

- Người quản lý.

Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.

- Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

- Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.

- Chỉ huy nổ mìn.

Chỉ huy nổ mìn là người được Giám đốc tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt.

Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:

+ Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;

+ Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác quy định tại điểm a Khoản này, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Thợ mìn.

Thợ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt.

Thợ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật khác. 

Thợ mìn phải có thời gian làm công việc phục vụ nổ mìn tối thiểu 06 tháng.

- Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

Người phục vụ bao gồm: Bảo vệ, bốc dỡ và vận chuyển tại kho, vị trí trung chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tại khu vực nổ mìn.

- Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.

Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về việc quản lý , sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư