Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp xác định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc xác định nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, nơi cư trú của người hoạt động tôn giáo, của trẻ em, người khuyết tật sống trong cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khái quát về cư trú và nơi cư trú 

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

Nơi cư trú được của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của côn dân là nơi ở hiện tại. 

Theo quy định tại Điều 3, Luật Cư trú năm 2020, nơi thường trú là là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú; nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú và nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống. 

Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp

Điều 18, Luật Cư trú năm 2020 quy định như sau: 

"Điều 18. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp

1. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội là cơ sở trợ giúp xã hội.

2. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là nơi cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng."

Từ quy định trên, có thể hiểu đối với người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội thì nơi cư trú là các cơ sở trợ giúp xã hội. Còn đối với người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng thì nơi cư trú là nơi cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng 

Điều 18, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định các đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng bao gồm: 

- Đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP như bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi, mồ côi cả cha và mẹ….

- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

- Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng 

- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:

+ Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Các đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội 

Điều 18, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định các đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm: 

- Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:

+ Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;

+ Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội;

+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội;

- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Xem thêm: 

Các đối tượng nào được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội? (P1)

Các đối tượng nào được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội? (P2)

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư